10 Kiên Kỵ Cần Biết Khi Thiết Kế Phòng Bếp

5/5 - (1 bình chọn)

10 Kiên Kỵ Cần Biết Khi Thiết Kế Phòng Bếp

10 Kiên Kỵ Cần Biết Khi Thiết Kế Phòng Bếp: Phòng bếp là nơi tập trung các thành viên trong gia đình sau một ngày dài làm mệt mỏi cùng nhau nấu những món ăn ngon, cùng nhau chia sẽ những buồn vui trong cuộc sống… Ngoài việc giúp ích về mặt công năng, phòng bếp còn là nơi thu hút tài lộc, sức khỏe theo quan niệm phong thủy. Tuy nhiên cũng cần biết những đều kiêng kỵ trước khi quyết định thi thông để tránh đều không tốt cho gia đình bạn. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn tránh được những đều không cần thiết đó.

01. Bếp nấu đối diện nhà vệ sinh

Phòng vệ sinh là nơi sinh hoạt cá nhân theo quan niệm phong thủy là nơi ô uế , cửa phòng vệ sinh đặt đối diện bếp nấu dễ mang những dòng không khí ô nhiễm từ phòng vệ sinh tràn ra ngoài, ảnh hưởng đến phòng bếp cũng như những người đang nấu nướng.

Cách sử lí: Di chuyển vị trí bếp hoặc cửa phòng vệ sinh. Trường hợp không di chuyển được, cần giữ phòng vệ sinh thật sạch sẽ. Có thể lắp tay co thủy lực, hoặc bản lề đóng cửa tự động để cửa phòng vệ sinh luôn đóng khi không sử dụng.

 

bếp nấu đối diện nhà vệ sinh
bếp nấu đối diện nhà vệ sinh

02. Cửa phòng bếp thẳng với cửa chính

Theo quan niệm phong thủy bếp nhìn thẳng ra cửa chính dễ gây thất thoát, hao tốn về tài lộc.

Cách sử lí: ngăn bếp bằng vách trang trí, quầy bar,…để bếp không quá trống trải. Không nhất thiết phải ngăn bếp thật riêng tư bằng tường kín, dễ gây chật chội, bí bức, không hiện đại và thiếu đi sự kết nối không gian.

 

Bếp đối diện cửa ra vào

03. Kiên kỵ đặt bếp có hai bên liên quan đến nước

Bếp đặt quá gần bồn rửa, tủ lạnh (khoảng cách dưới 60 cm). Bếp đặt sát tường phòng vệ sinh. Bếp đối diện bồn rửa, tủ lạnh. Bếp nằm trên hố ga, hầm phân, đường cấp thoát nước. Bếp đặt dưới bồn nước lạnh trên mái, dưới phòng vệ sinh tầng trên. Hoặc trong bếp có màu đen, xanh da trời chủ đạo. Tất cả các trường hợp trên đều mắc lỗi “Thủy khắc Hỏa”.

Cách sử lí: có thể đặt cây xanh, vật liệu bằng gỗ, màu xanh lá cây,( ngũ hành Mộc)…để Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, như vậy Thủy không còn khắc Hỏa nữa.

04. Kịên kỵ góc nhọn chĩa thẳng vào bếp

Có thể là góc nhọn cạnh tường, đồ dùng nội thất. Điều này tạo ra sát khí, dễ gây ra các tổn thương.

Cách sử lí: Có thể bo trong các góc nhọn chĩa vào bếp hoặc di chuyển bếp.

05. Kiên kỵ bếp đặt dưới xà ngang (dầm, đà)

Xà ngang trên bếp sẽ tạo áp lực lớn, đè nén xuống bếp có thể làm tâm trạng trở nên nặng nề hơn.

Cách sử lí:  Đóng trần thạch cao che xà ngang hoặc dùng vật phẩm phong thủy: hồ lô hóa sát, đồng tiền hoa mai, treo trên xà ngang.

06. Kiên kỵ bếp không có điểm tựa. 

Khi phía mặt sau bếp không có điểm tựa hoặc là khoảng trống thì tạo cảm giác không vững chắc và tài lộc khó tụ được.

Cách sử lí: Nên để mặt sau bếp áp vào tường hoặc làm vách che chắn lại. Trường hợp đặt bếp ở bàn đảo như xu hướng kiến trúc hiện đại, thì nên tựa bàn đảo vào quầy bar cao hơn, hoặc dùng máy hút mùi âm bàn, để máy hút mùi đóng vai trò như tấm che chắn bếp kín đáo hơn khi nấu.

07. Kiên Kỵ sau bếp có cửa sổ.

Đối với nhà sử dụng bếp gas dễ gây tắt bếp, tốn gas và tương tự khi bếp không có điểm tựa, cửa sổ phía sau bếp cũng làm bếp khó tụ khí, dễ thất thoát tài vận.

Cách sử lí: Nên di dời bếp hoặc cửa sổ lệch nhau.

08. Kiên Kỵ bếp đặt ngay trung tâm nhà. 

Trung cung trong phong thủy chính là tâm của ngôi nhà một khu vực cốt lõi ở bên trong không gian sử dụng của gia đình. Đây là yêu tố không nhất thiết phải xác định một cách chính xác mà có thể là một vùng hay một không gian sử dụng, nơi này cần trường khí ổn định. Bếp đặt ở trung cung sẽ gây xáo trộn dòng khí, chưa kể khi nấu nướng, mùi dễ bay khắp nhà.

Cách sử lí:  tốt nhất là nên dời bếp sang nơi khác.

 

09 CUNG
09 CUNG

09. Kiên kỵ cầu thang xông thẳng bếp.

Cầu thang là nơi dẫn khí đi khắp các tầng. Bếp đối diện hướng lên xuống cầu thang, sẽ dễ đem năng lượng hỏa khí và mùi thức ăn đi khắp nơi, không tốt cho người ở trong nhà.

Hóa giải: thay đổi vị trí bếp hoặc hướng tiếp cận cầu thang.

10. Kiên Kỵ bếp nấu đặt dưới gầm thang.

Bếp là nơi cần sạch sẽ, khi đặt dưới gầm thang, ngoài việc chiều cao sử dụng bị thấp, còn khiến người nấu mang tâm lí e ngại khi phía trên có người đi lại, dẫm đạp thường xuyên.

Tham khảo thêm: 05 lưu ý trong thiết kế phòng bếp

Rất mong bài viết trên sẽ giúp ích được cho bạn.  Nếu có thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi Công Ty TNHH Thiên Vy Home tự hào là đơn vị uy tín cung cấp sản phẩm thiết bị nhà bếp, nội thất cao cấp. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chúng tôi cam kết cung cấp và phục vụ khách hàng những sản phẩm, dịch vụ chất lượng bằng giá trị cốt lõi với chi phí hợp lý nhất.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *