Những lỗi thường gặp trên bếp từ?
Bếp từ là một thiết bị thông minh, hiện đại sử dụng bằng điện cũng giống như những thiết bị điện tử khác, trong quá trình sử dụng bếp từ cũng không tránh khỏi những trục trặc. Vậy Những lỗi thường gặp trên bếp từ? là gì ? và cách khắc phục như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
01. Bếp từ báo lỗi E0:
Đèn hiển thị E0 nghĩa là báo không có nồi hoặc loại nồi không thích hợp với bếp. Đây là lỗi thường gặp khi sử dụng bếp từ với nhiều bà nội trợ, khi chưa chuẩn bị nồi đã bật bếp lên.
Nguyên nhân: Vật liệu của nồi nấu không phù hợp cho bếp từ như: nồi sứ, nồi thủy tinh, nồi đất,…nồi hợp với bếp từ là inox. Trên mặt bếp không có dụng cụ nấu hoặc cũng thể dụng cụ nấu có đường kính nhỏ hơn 10cm.
Cách khắc phục: Nếu bếp từ chưa có dụng cụ nấu hãy đặt nồi lên bếp nấu. Khi đã đặt dụng cụ nấu lên bếp mà vẫn báo lỗi E0 thì hãy lại dụng cụ nấu có đường kính trên 10cm, và đúng chuẩn với bếp từ yêu cầu.Muốn biết dụng cụ nấu có phù hợp với bếp từ không, thử đặt nam châm vào đáy nồi, nếu đáy nồi hút nam châm thì có thể dùng được cho bếp từ. Nếu nam châm không hút đáy nồi thì bạn cần tìm mua bộ nồi khác thay thế.
02. Bếp từ báo lỗi E1:
Nguyên nhân: Lỗi thường gặp khi sử dụng bếp từ ở nhiệt độ cao trong một khoảng thời gian dài.
Điều này khiến hoạt động của quạt tản nhiệt tích hợp trên bếp không đủ, làm bếp bị nóng và tác động tới phần điều khiển phía trong. Từ đó bếp sẽ báo quá tải và ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn cho người dùng.
Cách khắc phục: Đầu tiên, bạn hãy tắt bếp rồi bỏ nồi nấu ra khỏi bếp nhưng lưu ý không rút điện hay giật ap-tô-mát để quạt tản nhiệt hoạt động bình thường.
Kiểm tra xem có khe thông gió nào bị bít kín không. Nếu có thì bỏ vật cản khe thông gió và để bếp nguội trong khoảng thời gian ít nhất là 10 phút rồi mới tiếp tục đặt nồi lên bếp và nấu.
Dùng ổn áp để hiệu điện thế được giảm ở mức phù hợp với bếp từ. Nếu vẫn còn tiếp tục xảy ra lỗi này thì nên tắt bếp, rút dây nguồn, rồi liên hệ trung tâm bảo hành.
03. Bếp từ báo lỗi E2: Báo điện vào bếp bị quá tải.
Nguyên nhân: Đây là lỗi thường gặp khi sử dụng bếp từ với dòng điện không ổn định nên nhiều khi điện áp cao hơn 260V trong khi mức điện áp cho phép là 240-260V khiến cho bếp tự động ngừng hoạt động và báo lỗi để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Dụng cụ nấu đặt lên bếp đã lâu nhưng bên trong không có thức ăn.
Cách khắc phục: Sử dụng ổn áp để điện luôn được giữ ở mức 220V giúp bảo vệ bếp từ cũng như các thiết bị điện khác trong nhà.
Kiểm tra nồi nấu trên bếp, cho thức ăn vào tiến hành nấu nướng. Nếu thức ăn đã cho vào nồi nhưng vẫn còn báo lỗi E2 thì nên tắt bếp khoảng 10 phút để bếp nguội bớt rồi tiếp tục nấu.
04. Bếp từ báo lỗi E3: Lỗi điện quá yếu.
Nguyên nhân: Dòng điện không ổn định và quá yếu làm bếp từ không đủ điện để hoạt động đúng công suất. Có thể nhà bạn ở nơi xa, điện lưới quốc gia tới nơi thì đã bị dùng hết hoặc đang giờ cao điểm nên nó yếu quá, bếp không hoạt động nổi.
Cách khắc phục: Tắt bếp, kiểm tra nguồn điện. Nên lắp thêm Lioa, ổn áp.
05. Bếp từ báo lỗi E4 ( Tiếng kêu bip gián đoạn)
Điện năng quá tải, nhiệt độ nồi nấu trên bếp quá cao.
Nguyên nhân: Dòng điện quá cao, nhiệt độ dụng cụ nấu cao hơn 280 độ C
Cách khắc phục:
Bạn cần tắt bếp, giảm nhiệt, nhấc dụng cụ nấu khỏi bếp, kiểm tra lại dòng điện có bị chập , đứt mạch….và thay đổi lại hệ thống dây dẫn và dụng cụ nấu.
Chờ ít nhất 10 phút cho bếp nguội hẳn rồi mới bật bếp để nấu tiếp. Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra thì bạn nên đổi nồi và liên hệ bảo hành ngay.
06. Bếp từ báo lỗi E5: Bộ phận cảm biến nhiệt bị quá tải
Nguyên nhân: Lỗi E5 chỉ xuất hiện khi trở cảm biến (IGBT) bị quá nhiệt.
Cách khắc phục:
Tắt bếp, chờ bếp nguội, lỗi không còn khi nhiệt độ giảm xuống, sau đó bạn có thể tiếp tục công việc nấu ăn còn dang dở.
Liên hệ bảo hành hoặc sửa chữa để khắc phục khi sự cố này xảy ra thường xuyên.
07. Bếp từ báo lỗi E6: Báo cảm biến nhiệt có vấn đề, nhiệt độ đáy nồi quá cao.
Nguyên nhân: Hoạt động của cảm biến nhiệt gặp trục trặc do lỏng dây, cảnh báo lỏng cảm biến nhiệt hoặc do cảm biến nhiệt bị tắt. Nhiệt độ đáy dụng cụ nấu quá cao.
Cách khắc phục:
Làm nguội bếp ngay, sau đó đưa bếp đi hàn hay cắm lại bộ phận cảm biến nhiệt. Bạn nên thay 1 chiếc cảm biến nhiệt mới nếu vẫn gặp trục trặc.
Tránh đặt đáy nồi có nhiệt độ quá cao lên bếp để tránh mặt kính bị sốc nhiệt đột ngột gây hiện tượng nứt vỡ, bếp sẽ cảm ứng tự động ngắt nhiệt và tắt bếp ngay.
08. Bếp từ báo lỗi EF: Lỗi bề bếp mặt ướt
Nguyên nhân: Khi bề mặt của bếp từ bị ướt thì màn hình sẽ hiển thị lỗi EF.
Cách khắc phục: Ngắt nguồn điện, chờ bếp từ nguội rồi sử dụng vải mềm làm sạch và khô bề mặt bếp.
09. Bếp từ báo lỗi ED: Nồi nấu quá nóng, đáy nồi không bằng phẳng
Nguyên nhân: Nồi nấu không bằng phẳng, bị lồi lõm hoặc đặt không đúng trọng tâm vùng nấu. Đáy nồi quá nóng, đáy nồi có vật ngăn cách. Sử dụng loại nồi không đủ tiêu chuẩn cho bếp từ.
Cách khắc phục:
Mua nồi nhiễm từ để sử dụng cho bếp từ. Phần đáy nồi cần bằng phẳng, không dùng các loại nồi chảo có đáy cong lõm hoặc gồ ghề. Tắt bếp, kiểm tra kích thước đáy nồi, mặt bếp và vị trí đặt nồi trước khi bật bếp trở lại.
Những lỗi nêu trên là Những lỗi thường gặp trên bếp từ?. Tuy nhiên bạn cũng cần mua bếp ở những địa điểm uy tín để hạn chế những lỗi trên. Có thắc mắc cần được hỗ trợ hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline: 0707.688080 – 0984.068080 hoặc truy cập Website: www.thienvyhome.com.vn