PHÂN BIỆT GỖ CÔNG NGHIỆP MFC, MDF VÀ HDF ?

5/5 - (1 bình chọn)

PHÂN BIỆT GỖ CÔNG NGHIỆP MFC, MDF VÀ HDF ?

PHÂN BIỆT GỖ CÔNG NGHIỆP MFC, MDF VÀ HDF ? Nhờ sự phát triển không ngừng của máy móc hiện đại giúp cho việc sản xuất nội thất trở nên dễ dàng hơn trong đó gỗ công nghiệp đang là lựa chọn hàng đầu đối với người dùng bởi sự đa dạng về màu sắc, thiết kế, thẩm mỹ cao… Tuy nhiên trên thị trường có khá nhiều loại ván gỗ như MFC, MDF và HDF có chất lượng, độ hoàn thiện cũng như giá thành khác nhau để phù hợp với từng hạng mục cụ thể. Vậy làm cách nào để phân biệt 03 loại trên để lựa chọn sao cho phù hợp, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây:

1.Gỗ công nghiệp MFC là gì?

Gỗ công nghiệp MFC bề mặt gỗ được phủ một lớp Melamine chống thấm, chống trầy xước bảo vệ bề mặt gỗ. Bề mặt tấm ván gỗ MFC có hình trạng trơn, giả vân gỗ hay giả kim loại bắt mắt mang lại tính thẩm mỹ cao có thể ứng dụng trong nhiều không gian khác nhau. Được sản xuất từ gỗ rừng trồng, những cây gỗ được trồng như cây bạch đàn, cao su, keo,… Các loại cây này thu hoạch ngắn ngày, không cần thân cây to. Người ta có thể sử dụng băm nhỏ cây thành các dăm gỗ sử dụng keo, ép tạo độ dày,..

Gỗ công nghiệp MFC
Gỗ công nghiệp MFC

 

Ưu điểm

Giá cả hợp lý: do được làm từ các cây công nghiệp ngắn ngày nên gỗ MFC có giá thành rẻ hơn so với các loại gỗ tự nhiên khác

Thân thiện với đời sống, môi trường:  Nhờ được sản xuất chủ yếu từ nguyên liệu thiên nhiên nên  gỗ MFC rất thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng

Đa dạng màu sắc: có thể tùy chỉnh màu sắc một cách linh hoạt như giả vân gỗ, giả đá…

Có thể chống được ẩm mốc tốt: bề mặt gỗ MFC được phủ Melamine nên ngăn ngừa được ẩm mốc, vi khuẩn làm ảnh hưởng tới chất lượng gỗ.

Phân loại

Gồm có 02 loại chính là MFC thường và MFC lõi xanh chịu ẩm

Gỗ MFC lõi xanh chịu ẩm: Được sản xuất khá phực tạp hơn so với gỗ MFC thường nên giá thành của MFC lõi xanh chống ẩm cũng cao hơn.  Gỗ MFC lõi xanh chịu ẩm là loại gỗ có khả năng chống ẩm khá tốt, được sản xuất các đồ nội thất sử dụng trong điều kiện độ ẩm trong không khí cao, môi trường ẩm ướt.

Gỗ MFC thường: loại gỗ này thường được sử dụng để sản xuất ra bàn làm việc, tủ tài liệu, bàn học sinh, bàn họp… những nơi khô ráo, độ ẩm thấp.

Tuổi thọ của vật liệu này khá cao trung bình từ 10-15 năm.

Nhờ vào chất lượng tốt cũng như sự đa dạng và có giá thành thấp hơn so với MDF, HDF nên ván gỗ MFC thường dùng để gia công các sản phẩm như bàn làm việc, bàn họp, tủ tài liệu, bàn ghế học sinh…

2.Gỗ công nghiệp MDF là gì ?

Gỗ công nghiệp MDF cũng có dây truyền sản xuất và nguyên liệu giống hệt như ván gỗ MFC. Thế nhưng, sau khi khai thác chúng sẽ được nghiền nhỏ thành sợi chứ không dăm như MFC. Tiếp theo đó được ép thành những ván gỗ có kích thước chuẩn 1m2 x 2m4 với độ dày khác nhau từ 2,5 = 25mm. Đây chính là lý do MDF có chất lượng tốt hơn so với ván gỗ MFC.

 

Gỗ công nghiệp MDF
Gỗ công nghiệp MDF

 

Ưu điểm

Dựa theo chủng loại của gỗ MDF được làm ra từ bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia là:

MDF trơn: Thường được sơn PU khi sử dụng

MDF chịu nước: Có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao. Cũng thuộc loại MDF trơn nhưng được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất.

MDF Veneer là tấm MDF được dán một lớp ván lạng Veneer mỏng để hoàn thiện bề mặt. Có thể là Veneer xoan đào, sồi, Ash, Căm xe,… Khi đó các sản phẩm nội thất từ gỗ công nghiệp MDF Veneer sẽ trông không khác gỗ tự nhiên là bao! (đôi khi có thể nói còn đẹp hơn nhờ nét căng phẳng và có thể ghép nhiều loại vân gỗ khác nhau, thích hợp cho phong cách nội thất hiện đại).

3.Gỗ công nghiệp HDF là gì?

Gỗ công nghiệp HDF là từ viết tắt của từ High Density Fiberboard hay còn gọi là tấm ván ép HDF. Thành phần ván gỗ HDF như sau:

Nguyên liệu bột gỗ là gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối: Luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000C – 2000C. Gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước với dây chuyền hiện đại và công nghiệp hoá hoàn toàn. Gỗ được đảm bảo chất lượng cao trong thời gian xử lý nhanh. Bột gỗ được kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.

Gỗ công nghiệp HDF
Gỗ công nghiệp HDF

Ưu điểm

Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm các chất chống mọt, mối nên đã khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.

Gỗ công nghiệp HDF có khả năng cách âm khá tốt và khả năng chịu nhiệt cao nên thường sử dụng cho phòng học, phòng ngủ,…

Màu sắc đa dạng với hơn 40 màu thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.

Bề mặt nhẵn bóng , đều đặn.

Mật độ kết cấu cao hơn các loại ván ép thường nên gỗ HDF đặc biệt chống ẩm tốt hơn gỗ MDF.

Độ cứng cao hơn so với 02 loại còn lại

 

Rất mong bài viết trên sẽ giúp ích được cho bạn.  Nếu có thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi Công Ty TNHH Thiên Vy Home tự hào là đơn vị uy tín cung cấp sản phẩm thiết bị nhà bếp, nội thất cao cấp. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chúng tôi cam kết cung cấp và phục vụ khách hàng những sản phẩm, dịch vụ chất lượng bằng giá trị cốt lõi với chi phí hợp lý nhất.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *